Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Bố mẹ thường khó phát hiện trẻ nhỏ hơn 3 tuổi bị nghẹt mũi vì các triệu chứng không phải lúc nào cũng biểu hiện rõ ràng.

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường hay cảm lạnh vì đây thời gian cơ thể bé bắt đầu xây dựng khả năng miễn dịch với virus thông thường.

Bên cạnh virus, còn một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến bé bị nghẹt mũi.

1. Tổng quan về cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Mọi trẻ sơ sinh ra đời đều có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh và cần nhiều thời gian để phát triển toàn diện. Vì thế, trẻ sơ sinh là một trong các đối tượng nhạy cảm dễ bị nhiễm virus, nguyên nhân gây ra cảm lạnh.

Hiện nay, có khoảng hơn 200 loại virus có thể gây ra bệnh cảm lạnh, tuy nhiên phần lớn trong số đó có tác dụng cải thiện và nâng cao sức đề kháng của trẻ.

  • Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh trung bình khoảng 8 đến 10 đợt một năm trong 2 năm đầu đời.
  • Tần suất mắc bệnh giảm dần khi trẻ trưởng thành hơn.

Những đợt cảm lạnh thông thường ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm nhưng chúng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm thanh khí phế quản cấp.

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh trong độ tuổi từ 2 đến 3 tháng tuổi nên được đưa đến khám tại các bác sĩ nhi khoa, đặc biệt khi trẻ có sốt cao.

Tìm hiệu thêm:

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Thông thường, dấu hiệu đầu tiên gợi ý trẻ đang bị cảm lạnh là chảy nước mũi. Chất tiết từ niêm mạc xoang mũi sẽ loãng và trong khi mới khởi phát bệnh nhưng sẽ dần trở nên đặc lại và có màu vàng xanh sau một vài ngày.

Đặc điểm này là bình thường trong diễn tiến của bệnh và không mang ý nghĩa bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh đang nặng hơn.

Một số dấu hiệu khác của bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Quấy khóc
  • Sốt
  • Ho, nhiều vào buổi tối
  • Hắt xì hơi
  • Ăn uống kém
  • Từ chối bú sữa mẹ hoặc bú bình
  • Gặp vấn đề khi ngủ

Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh có triệu chứng tương tự như nhiều bệnh lý khác như cúm, viêm thanh khí phế quản và viêm phổi. Điều này khiến cho việc chẩn đoán chính xác bệnh cảm lạnh không dễ dàng.

3. Nguyên nhân bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Một tên gọi khác của bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh là viêm đường hô hấp trên do virus. Nguyên nhân gây bệnh không liên quan đến vi khuẩn và bệnh không đáp ứng với kháng sinh.

Khi đưa trẻ đến khám, các bác sĩ chuyên khoa nhi thường yêu cầu lấy máu, nước tiểu, hoặc dịch tiết từ mắt để xác định nguyên nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn. Tình trạng viêm do vi khuẩn đôi khi xuất hiện ngay sau khi nhiễm virus.

Vì thế một số biến chứng do cảm lạnh có thể bao gồm viêm phổi, viêm họng và viêm tai giữa.

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh khá thường gặp trên thực tế lâm sàng.

Virus gây bệnh xuất hiện trong không khí và trên bề mặt đồ vật trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này khiến cho tình trạng lây lan bệnh có thể xảy ra với cả những người không tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị bệnh.

Trẻ sơ sinh ở gần những trẻ lớn hơn thường có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh cao hơn.

Những trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ có hiện miễn dịch tốt hơn so với những trẻ khác được nuôi bằng sữa công thức. Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể, tế bào bạch cầu và hệ enzym cần thiết cho trẻ. Đây đều là những yếu tố giúp phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn.

Trẻ sơ sinh bú mẹ được kế thừa đặc miễn dịch đối với những bệnh mà trước đây người mẹ đã từng mắc phải. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc trẻ sơ sinh sẽ được miễn dịch hoàn toàn với bệnh cảm lạnh.

4. Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị cảm lạnh

Trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 2 đến 3 tháng tuổi nên được đưa đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa nhi ngay khi biểu hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh cảm lạnh. Điều này giúp trẻ phòng tránh được các biến chứng nặng nề khác cũng như khiến bố mẹ an tâm hơn.

Sốt là một trong các phản ứng của cơ thể trẻ sơ sinh chống lại cảm lạnh.

Tuy nhiên, sốt từ 38 độ C trở lên ở những trẻ sơ sinh từ 2 đến 3 tháng tuổi là dấu hiệu cảnh báo nhu cầu được chăm sóc y tế.

Những trẻ lớn hơn bị cảm lạnh với biểu hiện sốt cao trên 39 độ cũng nên được đưa đi khám tại các cơ sở y tế. Ngoài ra, nếu sốt cao kéo dài trên 5 ngày, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến khám bất kể trẻ ở lứa tuổi nào.

Một số dấu hiệu và triệu chứng khác cảnh báo một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng mà bố mẹ cần biết như:

  • Nổi ban đỏ trên da
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Ho dai dẳng, khạc đờm nhiều

Trẻ bị cảm lạnh kèm tiêu chảy mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ

  • Đờm đặc màu xanh hoặc có máu trong
  • Khó thở, thở khò khè
  • Dấu hiệu rút lõm lồng ngực
  • Sốt kéo dài từ 5 đến 7 ngày
  • Gãi tai, hoặc các dấu hiệu khác gợi ý tình trạng khó chịu hoặc đau ở các vùng trên cơ thể.
  • Các dấu hiệu gợi ý tình trạng mất nước như tiểu ít
  • Bú kém hoặc không bú
  • Tím tái các đầu ngón tay hoặc môi

Ngay khi thấy trẻ có các biểu hiện lạ, nên gọi ngay cho các bác sĩ nhi khoa để loại trừ các tình trạng khác nghiêm trọng hơn bệnh cảm lạnh thông thường.

5. Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm sao?

Các phương pháp điều trị tại nhà có thể áp dụng cho các trường hợp cảm lạnh thông thường với mục đích giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Một số các biện pháp mà bố mẹ có thể thực hiện bao gồm:

  • Bổ sung nhiều dịch cho trẻ, bao gồm cả sữa mẹ và sữa công thức. Bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm một ít nước nếu trẻ trên 6 tháng tuổi.
  • Hút sạch dịch tiết từ mũi bằng nước muối sinh lý và một bầu hút chuyên dùng.
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí để nâng cao độ ẩm của không khí xung quanh.

Một số biện pháp không nên thực hiện khi trẻ bị cảm lạnh bao gồm:

  • Kháng sinh không có tác dụng diệt virus và không nên được sử dụng khi điều trị bệnh cảm lạnh.
  • Các thuốc hạ sốt không cần kê đơn như Tylenol ( Ví dụ Tylenol Cold and Flu) dùng cho trẻ:
    • Không khuyến cáo sử dụng ở những trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu như không có hướng dẫn của bác sĩ.
    • Hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhi trước khi cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào.
    • Những loại thuốc này thường không được khuyên sử dụng với những trẻ đang nôn.
  • Không bao giờ nên dùng ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.
  • Các loại thuốc giảm ho không khuyến cáo chỉ định cho những trẻ dưới 2 tuổi.
  • Không nên đặt trẻ ở tư thế nằm sấp khi ngủ, ngay cả khi trẻ bị nghẹt mũi.

Tìm hiệu thêm:

Hiện nay, không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào dành riêng cho bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.

Đa phần các trường hợp trẻ sẽ tự hồi phục dần theo thời gian.

Điều tốt nhất mà bố mẹ hoặc người chăm sóc có thể làm là khiến cho trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái, để cho bệnh dần dần được hồi phục.

Gọi Điện trực tiếp để được Dược sĩ, Bác Sĩ Nhà Thuốc Z159 tư vấn: 0377 963 359
btn-dangkyhocthu

0377 963 359

0379.653.075

hotline nhathuocz159