Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi, Ho, sổ mũi thực chất là những phản ứng của cơ thể bé trước những thay đổi bên ngoài. Một số lý do làm trẻ bị ho sổ mũi có thể kể như sau:

  • Dị ứng: Con thường bị sổ mũi đi kèm với hắt hơi, mắt đỏ và ngứa.
  • Ngạt mũi sơ sinh: Nếu trẻ sơ sinh bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác, có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ.
  • Thời tiết lạnh: Bé ở độ tuổi chập chững hoặc lớn hơn có thể bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác do tiếp xúc với thời tiết lạnh, hoặc do ăn thực phẩm cay nồng.
  • Cảm lạnh: Trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.
  • Cúm: Sổ mũi do cúm thường mệt mỏi hơn với các triệu chứng lạnh run, đau ê ẩm khắp người, đau họng, chóng mặt và chán ăn.
  • Dị vật trong mũi: Vật lạ trong mũi khiến chảy nước mũi và có thể chảy máu hoặc gây đau đớn.

Một vài nguyên nhân gây ho sổ mũi ở trẻ sơ sinh như: trẻ ở trong môi trường có người hút thuốc, trẻ bị khói bụi ô nhiễm tác động, thay đổi thời tiết, bị sặc, hóc dị vật, bị nhiễm virus, cảm cúm,…Từ những nguyên nhân gây ho cho trẻ sơ sinh có thể được chia ra 2 yếu tố.

Trẻ ho có đờm không sốt

Ho có đờm kèm theo sốt là dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra dẫn đến cảm lạnh, cảm cúm.  Còn ho có đờm không sốt là phản ứng của cơ thể nhằm tống chất nhầy và dị vật trong cổ họng ra bên ngoài. Ngoài ra, trẻ ho nhiều không sốt còn xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

  • Hen phế quản
  • Ho gà
  • Trào ngược dạ dày
  • Dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết
  • Môi trường ô nhiễm
  • Nhiễm lạnh
  • Viêm xoang…

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi do một số nguyên nhân chính sau:

  • Trẻ sơ sinh bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản…

  • Sức đề kháng của trẻ còn yếu do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

  • Một số yếu tố khác từ môi trường như:

  • Khói bụi, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá…
  • Mẹ ở cữ xông hơi bằng than tổ ong, than củi.
  • Trẻ bị dị ứng với phấn hoa, nấm mốc, lông vật nuôi trong nhà như chó, mèo…
  • Thời tiết thay đổi đột ngột.

Nắm được nguyên nhân gây bệnh giúp các mẹ có biện pháp hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho con mình tốt hơn trước những yếu tố chủ quan cũng như có cách phòng tránh, bảo vệ trẻ trước những yếu tố khách quan gây bệnh.

Cách phòng ngừa ho sổ mũi cho trẻ

Ở trên đã hướng dẫn một số cách đơn giản để điều trị ho sổ mũi cho trẻ. Ngoài ra, để tránh việc trẻ bị ho và sổ mũi dài ngày, tăng sức đề kháng, mẹ hãy thường xuyên chú ý những điểm sau:

  • Luôn bổ sung dinh dưỡng vào nguồn sữa mẹ tăng hệ miễn dịch cho trẻ, đối với trẻ có thể uống nước tăng cường uống nước để làm loãng dịch, đờm trong họng và mũi.

– Bổ sung các đồ dùng y tế cần thiết, đặc biệt là nước muối sinh lý, dụng cụ hút dịch mũi, nhiệt kế, siro ho cho trẻ.

– Đảm bảo vệ sinh cho cả trẻ và người lớn trong gia đình, tránh việc tiếp xúc khi chưa rửa tay sạch sẽ mang vi khuẩn đến gần trẻ.

– Không cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh như người khác hoặc môi trường khác.

– Nếu trẻ có các triệu chứng như sốt cao, mất nước, tiêu chảy, khó thở… nên đưa con tới bác sĩ ngay.

II. Cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Các bước chăm sóc bé bị ho sổ mũi

Chị em nên bình tĩnh để ý theo dõi biểu hiện của bé và lưu ý chăm sóc như sau:

  • Nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên. Nước muối sinh lý sẽ làm sạch khoang mũi. Nó sẽ cuốn trôi những chất nhầy đàm nhớt vướng ở cổ họng. Đồng thời giúp con bớt ho và bớt sổ mũi.
  • Ba mẹ có thể dùng dầu tràm pha với nước tắm và xoa dầu tràm vào gan bàn chân, ngực, và lưng trẻ. Cách này giúp giữ ấm và làm bệnh ho sổ mũi mau chóng khỏi hơn.
  • Với bé còn đang bú, mẹ nên ăn uống dinh dưỡng đầy đủ chất và uống thêm nước cam. Điều này có thể tạo ra nguồn sữa đầy dưỡng chất và tăng đề kháng cho con.
  • Với những trẻ bắt đầu ăn dặm, ba mẹ nên cho ăn những món ăn loãng, dễ ăn, dễ tiêu hoá và bổ sung thêm những loại trái cây chứa nhiều vitamin C.
  • Ba mẹ cũng cần nên lưu ý khi trẻ sơ sinh bệnh lúc ngủ cần kê gối con cao hơn một chút, để tránh tình trạng nước mũi chảy xuống họng gây ho.
  • Ngoài ra, ba mẹ nên chú ý theo dõi tình trạng của trẻ, kịp thời đưa đến bệnh viện để được chữa trị, phòng tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Khi xảy ra triệu chứng, mẹ sẽ tự hỏi bé sơ sinh bị ho sổ mũi uống thuốc gì và “tự ý” mua thuốc cho con uống để giảm ngay khó chịu. Hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc sổ mũi không kê toa được bày bán trên thị trường.

Tuy nhiên mẹ nên cẩn thận, có rất nhiều tác hại từ sự “tự ý” này đấy! Bạn nên biết một số loại thuốc kháng sinh không cần kê đơn có thể làm ngừng sổ mũi nhưng lại khiến bé buồn ngủ và bị khô mắt, mũi, miệng.

Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: Nếu trẻ bị ho sổ mũi kèm theo sốt, bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Với trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên: Khi bé bị ho sổ mũi nhiều và sốt trên 39 độ C, mẹ cũng nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị. Nếu con vẫn ăn ngủ bình thường thì ba mẹ cũng không cần quá lo lắng.

2.1. Dầu tràm để chăm sóc cho trẻ

Mẹ có thể dùng dầu tràm xoa chân tay, mát xa bàn tay, vùng cổ, gáy của trẻ để giữ ấm và cũng để trẻ đỡ cảm thấy khó chịu. Có rất nhiều loại dầu tràm có thể dùng cho trẻ dưới 1 tuổi bố mẹ có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để chọn loại phù hợp. Dược sĩ Omi Pharma gợi ý cho mẹ tinh dầu tràm gió nguyên chất GPV giúp giữ ấm và phòng ngừa cảm lạnh cho bé.

2.2. Giữ ấm

Việc quan trọng khi phòng ngừa hay điều trị là phải giữ ấm cho cơ thể trẻ, vì một trong số các nguyên nhân dẫn đến ho và sổ mũi có thể xuất phát từ cảm lạnh. Kiên trì giữ ấm, không để trẻ tiếp xúc với đồ lạnh, khăn tất luôn phải đầy đủ.

2.3. Cho trẻ bú nhiều hơn

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng và nguồn thuốc quý giúp trẻ khỏe mạnh đồng thời chống lại các loại virus vi khuẩn xâm nhập. Cho dù trẻ khó chịu vì ho hay sổ mũi, mẹ cũng cần đặc biệt chú ý cho trẻ bú đầy đủ, không bỏ bữa.

2.4. Làm thông thoáng và vệ sinh mũi của trẻ

Việc thông mũi của trẻ sơ sinh thường gặp khó khăn nhiều hơn trẻ lớn vì trẻ còn nhỏ, tuy nhiên đây lại là cách giúp trẻ dễ chịu và cũng ngăn tình trạng bị tắc mũi. Mẹ nên hút mũi của trẻ cùng với nước muối sinh lý để làm sạch, làm dịu các mô bị kích thích cũng như loại bỏ các chất nhầy.

Khuyến cáo nên dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,95 nhỏ hai bên mũi nhẹ nhàng tránh làm tổn thương bên trong và vành mũi. Sau khi vệ sinh xong dùng bông tăm thấm nhẹ cho sạch một lần nữa. Nên duy trì việc này 1- 3 lần/ ngày tùy theo mức độ trẻ bị sổ mũi bao lâu.

2.5. Giúp trẻ long đờm

Ho có đờm khiến trẻ thở khò khè, mẹ có thể áp dụng một cách đơn giản là dùng bàn tay vỗ đều vào lưng ở phần giữa 2 vai.

Để trẻ nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dộc xuống, duy trì vỗ nhẹ liên tục. Lúc này trẻ có thể ho nhiều hơn, nhưng khả năng sẽ nôn được đờm ra khỏi cổ họng.

Áp dụng các cách sau tại nhà có thể giúp mẹ nhàn hơn khi chăm sóc trẻ và không phải loay hoay tìm cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sỹ có chuyên môn để chăm sóc trẻ tại nhà và khám tình trạng trẻ tốt nhất.

Gọi Điện trực tiếp để được Dược sĩ, Bác Sĩ Nhà Thuốc Z159 tư vấn: 0377 963 359
btn-dangkyhocthu

0377 963 359

0379.653.075

hotline nhathuocz159