Viêm đường tiết niệu có mủ, tiểu ra máu có sao không? phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu có mủ, tiểu ra máu có sao không? phải làm sao?

Chuyên gia nam khoa và tiết niệu cho biết: Hiện tượng viêm đường tiết niệu có mủ, tiểu ra máu xảy ra chứng tỏ bệnh đã phát triển ở mức độ nặng hơn. Vi khuẩn nhân lên nhanh chóng trong đường tiết niệu, lý do là bị:

  • Xuất huyết bàng quang: Tình trạng bàng quang bị tổn thương nặng, niêm mạc lở loét, xuất huyết dẫn đến tình trạng ra máu màu đỏ hoặc màu hồng trong nước tiểu. Cơ thể sẽ luôn mệt mỏi, ốm sốt liên tục và chán ăn.
  • Tổn thương niệu đạo: Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra miệng sáo. Niệu đạo tổn thương tiết ra dịch nhầy, xuất huyết, tiểu ra máu và mủ, còn cảm thấy đau buốt khi đi tiểu.
  • Bệnh lậu: Vi khuẩn Neisseria gonarrhoeae gây ra bệnh lậu sẽ gây tình trạng đau dọc niệu đạo khi tiểu hoặc quan hệ, nước tiểu đục, tiểu rắt, tiểu buốt. Dấu hiệu đặc trưng khi mắc bệnh lậu chính là có mủ chảy ra ở lỗ niệu đạo.
  • Nhiễm trùng thận (viêm đài bể thận): Vi khuẩn gây viêm nhiễm ở đường tiết niệu dưới sinh sôi và di chuyển lên phía trên theo đường tiểu, gây nhiễm trùng thận. Bệnh nhân có mủ và máu trong nước tiểu đi kèm với triệu chứng sốt, buồn nôn, ói mửa, đau hông và đau vùng bụng dưới. Nhiễm trùng thận rất nguy hiểm, có thể dẫn đến suy thận hoặc nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng.

VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU CÓ MỦ, TIỂU RA MÁU PHẢI LÀM SAO?

viêm đường tiết niệu có mủ, tiểu ra máu phải làm sao

Siêu âm, chụp X quang xác định mức độ tổn thương và chẩn đoán biến chứng nếu đã có để đưa ra phác đồ điều trị.

  • Viêm đường tiết niệu thường được điều trị bằng kháng sinh đặc trị. Bệnh nhân nhớ tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng đúng thuốc, đủ liều và theo đúng thời gian uống.
  • Một đơn thuốc kháng sinh có thể kéo dài từ 7-10 ngày, bệnh nhân tuyệt đối không dừng thuốc nửa chừng vì vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết có thể phát triển trở lại, gây bệnh trầm trọng hơn.
  • Điều trị bệnh lậu bằng công nghệ phục hồi GENE DHA điều trị bệnh lậu mãn tính hiệu quả, nhanh chóng, ngăn chặn tái phát.
  • Trong quá trình điều trị, nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ thường gặp của thuốc như buồn nôn và chán ăn, phát ban, thở gấp, nổi mề đay, sưng mặt… thì phải nói với bác sĩ ngay.
  • Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân bị đau lưng, ớn lạnh, sốt hoặc nôn… thì bác sĩ sẽ khuyên bạn đến bệnh viện để truyền dịch và kháng sinh qua đường tiêm tĩnh mạch.

Lời khuyên của bác sĩ:

Trong thời gian điều trị viêm ở hệ tiết niệu, bệnh nhân cần tuân thủ một số biện pháp giúp hỗ trợ, điều trị nhanh khỏi:

  • Uống đủ nước từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, giúp làm sạch đường tiểu, tăng sự tống xuất vi khuẩn từ niệu đạo ra ngoài.
  • Kiêng quan hệ tình dục để tránh làm viêm nhiễm thêm nặng, lây truyền bệnh cho bạn tình. Hoặc nếu không thì nên dùng bao cao su khi quan hệ.
  • Không được nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi có nhu cầu, đi tiểu trước và sau khi giao hợp.
  • Giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục, tiết niệu, tránh các chất kích thích niệu nạo như xà phòng, chất khử mùi. (Riêng đối với nữ giới bị viêm đường tiết niệu thì nên vệ sinh bộ phận sinh dục từ trước ra sau, tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn).

Viêm đường tiết niệu có mủ, tiểu ra máu là trường hợp đã bị nặng của tình trạng viêm, gây nên những biến chứng nặng nề nên bệnh nhân tuyệt đối không thể chủ quan.

 

 

Gọi Điện trực tiếp để được Dược sĩ, Bác Sĩ Nhà Thuốc Z159 tư vấn: 0377 963 359
btn-dangkyhocthu

0377 963 359

0379.653.075

hotline nhathuocz159