trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi

Dấu hiệu Nhận Biết Trẻ Sơ Sinh bị ho nghẹt mũi

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh mẹ dễ nhận biết nhất là lúc mẹ cho con măm măm sữa. Trẻ có dấu hiệu khó bú, đang bú phải dừng lại nghỉ rồi mới bú tiếp. Trẻ không bú dài hơi và dễ bị sặc.

Ngoài ra, nghẹt mũi làm trẻ hít thở khó khăn nên trẻ phản ứng bằng cách khó chịu, quấy khóc. Mẹ ẵm trẻ đầu cao hơn mông hoặc bế đứng trẻ sẽ dễ chịu hơn nhé.

Bình thường khoang mũi nhỏ bé của con sẽ tự tiết dịch nhầy. Dịch nhầy đóng vai trò là một lớp cửa ngăn chặn bụi bẩn, virus… xâm nhập vào cơ thể con. Vì nhiều lý do, dịch nhầy trở nên “dồi dào” hơn mức cần thiết. Chúng làm hẹp đường đi của không khí và… con bị nghẹt mũi.

Thêm vào đó, con còn nhỏ chưa quen với thở bằng miệng. Khi nghẹt mũi con phải thở bằng miệng nhiều hơn, do đó mà ho khan có cơ hội viếng thăm. Chất nhầy nghẹt mũi lâu ngày có thể chảy xuống họng làm con ngứa cổ họng, gây ho có đờm. Nhưng cũng có khi ho được gây ra cùng bởi lý do làm con nghẹt mũi. Và dù vì lý do gì chăng nữa thì mẹ vẫn phải “xử lý” nhanh gọn 2 triệu chứng này.

Con nghẹt mũi và ho kéo dài dẫn đến viêm họngho khan, nôn mửa, khô tím môi v.v,…

Dĩ nhiên là các bà mẹ chúng ta không hề muốn con bệnh một chút nào phải không? Vì thế ngay khi chớm bệnh, mẹ áp dụng những cách dưới đây để chăm sóc con mau khỏi nhé!

Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi Và Ho Đúng Cách 

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? Nước muối sinh lý là biện pháp giúp điều trị nghẹt mũi hiệu quả nhất. Mẹ có thể dễ dàng mua những chai nước muối sinh lý 0.9% tại các tiệm thuốc tây. Mẹ áp dụng những cách sau đây sẽ giúp mũi con thông thoáng.

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý: Mẹ nhỏ nước muối vào hai hốc mũi của trẻ để làm giảm chất nhầy. Mẹ nhỏ mỗi bên 1 giọt, nhỏ 3 lần/ngày, trẻ sẽ nhanh hết nghẹt mũi.

Massage cánh mũi: Sau khi nhỏ nước muối, mẹ dùng 2 ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng từ đỉnh mũi xuống hai bên má. Mẹ massage 2-3 lần mỗi ngày là trẻ sẽ nhanh thông thoáng mũi. Massage gián tiếp làm cho dịch nhầy tan ra giúp trẻ dễ thở hơn.

Dùng Dụng Cụ Hút Mũi: loại bỏ bớt dịch nhầy dư thừa. Trước khi hút, mẹ nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên cánh mũi. Mẹ chờ 1 phút để dịch nhầy loãng rồi đặt con nằm nghiêng và đưa dụng cụ vào mũi hút. Mẹ tránh dùng miệng hút mũi cho trẻ nhé vì cách ấy có thể lây nhiễm mầm bệnh cho con.

Loại bỏ chất nhầy: chất nhầy nhiều có thể tạo thành một lớp vỏ cứng xung quanh mũi con. Mẹ dùng miếng bông làm ẩm bằng nước ấm lau nhẹ nhàng cho chất nhầy bong ra.

Mẹ lần đầu thực hiện cho con có thể cảm thấy chưa tự tin. Mẹ hãy thử tự rửa/hút mũi cho mình trước để cảm nhận lực cần dùng phù hợp cho con. Tuy nhiên, mẹ nhớ phải vệ sinh dụng cũ kỹ càng trước khi dùng cho con nhé. Mẹ cần tư vấn nhiều hơn về cách thực hiện, mẹ có thể trao đổi thêm trong Cộng Đồng Mẹ Việt.

1. Ưu tiên các biện pháp chăm sóc trẻ bị ho, nghẹt mũi không dùng thuốc

Với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cũng như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các độ tuổi khác, các chuyên gia sức khỏe thường khuyên. nên ưu tiên áp dụng các biện pháp chăm sóc không dùng thuốc cho trẻ.

Chỉ nên dùng thuốc nếu những biện pháp này không hiệu quả và sử dụng dưới sự chỉ định của bác sỹ.

Có thể dùng thuốc không kê đơn cho trẻ để giảm triệu chứng bệnh.

có nhiều loại thuốc ho có chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi, trong đó có trẻ 1 tháng tuổi do chúng có thể gây ra nhiều phản ứng phụ nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng bé.

Với trẻ sơ sinh bị các bệnh đường hô hấp có kèm theo ho, ngạt mũi, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc không dùng thuốc sau:

2. Nâng đầu cao khi ngủ

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, mẹ hãy dùng gối hoặc khăn để nâng cao đầu cho bé lúc ngủ. Việc này vừa có tác dụng giảm bớt triệu chứng khó chịu trên, lại còn giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn nữa đấy!

3. Loại bỏ chất nhầy cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Chất nhầy có thể cứng lại thành một lớp vỏ xung quanh mũi của con. Bạn có thể lấy một miếng bông làm ẩm bằng nước ấm và nhẹ nhàng lau sạch chất nhầy.

4. Xông hơi

Đặt một bình phun nước mát hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng sẽ giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ rất nhiều. Không những thế, cách này còn giúp làm tăng độ ẩm không khí trong phòng.

Bên cạnh đó, bạn có thể để bé tắm hơi cùng bạn, điều này cũng mang lại hiệu quả tương tự. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý phải thường xuyên lau chùi các thiết bị này vì chúng tiềm ẩn nguy cơ gây nấm mốc cực kỳ không tốt cho sức khỏe của hai mẹ con đâu nhé!

5. Vỗ nhẹ lưng

Vỗ nhẹ trên lưng có thể giúp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bớt tức ngực và dễ thở hơn. Bởi lẽ, thao tác này làm lỏng chất nhầy ứ đọng trong ngực bé. Có 2 cách để vỗ lưng như sau:

  • Cách 1. Đặt con nằm úp trên đầu gối của bạn và lấy tay nhẹ nhàng vỗ lưng;
  • Cách 2. Cũng vỗ tương tự như cách 1 nhưng đặt trẻ ngồi trên đùi và hướng phía trước khoảng 30°.

6. Khi nào bạn cần đưa trẻ đi khám

Các biện pháp trên sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng sau, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay:

  • Thường xuyên sốt cao;
  • Chất nhầy trong mũi có màu xanh hoặc vàng;
  • Trẻ khó thở hoặc thở rất nhanh. Nếu trẻ dưới hai tuổi và thở hơn 45 lần một phút, bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay;
  • Trẻ khó chịu ở tai, có nguy cơ nhiễm trùng;
  • Phát ban;
  • Nghẹt mũi cùng với sưng trán, mắt, mũi hoặc má;
  • Nghẹt mũi hơn 2 tuần trở lên;
  • Khó khăn khi ăn uống hoặc biếng ăn;
  • Con quấy khóc hay có biểu hiện đau đớn.

Cách Phòng Ngừa Đơn Giản Mà Hiệu Quả

Mẹ có thể chủ động phòng ngừa cho trẻ với hai nguyên tắc cơ bản. Một là nâng cao sức đề kháng tự nhiên để con tự chống lại virus, vi khuẩn. Hai là giữ cho môi trường nuôi dưỡng con luôn trong lành, ít tác nhân gây bệnh. Mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây.

  • Cho trẻ bú mẹ nhiều, hoàn toàn trong 6 tháng đầu và có thể kéo dài đến 2 tuổi. Kháng thể từ sữa mẹ sẽ giúp con hoàn thiện hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng. Trẻ trên 6 tháng tuổi mẹ nên cho trẻ uống bổ sung nước để giúp khoang mũi đỡ tắc nghẽn.
  • Luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc tr. Ho, hắt hơi dùng khăn giấy hoặc tay che miệng.
  • Giữ trẻ tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng.
  • Thường xuyên quét dọn nhà cửa, vệ sinh máy lạnh định kỳ, không hút thuốc,…

Những nguyên tắc này không những giúp trẻ tránh hầu hết các bệnh đường hô hấp mà còn nhiều bệnh khác.

Gọi Điện trực tiếp để được Dược sĩ, Bác Sĩ Nhà Thuốc Z159 tư vấn: 0377 963 359
btn-dangkyhocthu

0377 963 359

0379.653.075

hotline nhathuocz159