HIỆN TƯỢNG Phù, huyết áp tăng và protein Tiền sản giật, sản giật
KHÁI NIỆM
Tiền sản giật, sản giật là biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ nữ mang
thai với tỉ lệ từ 2% – 8%. Triệu chứng thường gặp là phù, huyết áp tăng và protein
niệu. Là 1 trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho mẹ và thai.
Theo dõi và quản lý thai nghén, điều trị thích hợp tiền sản giật, sản giật nhằm
giảm biến chứng nặng nề cho mẹ và thai.
2. PHÂN LOẠI VÀ CHẨN ĐOÁN
2.1. Tiền sản giật
2.1.1.Tiền sản giật nhẹ
– Huyết áp (HA) ≥ 140/90 mmHg sau tuần 20 của thai kỳ.
– Protein/ niệu ≥ 300 mg/24 giờ hay que thử nhanh (+)
2.1.2.Tiền sản giật nặng:
+ Huyết áp ≥ 160/110 mm Hg.
+ Protein/ niệu ≥ 5 g/24 giờ hay que thử 3+ (2 mẫu thử ngẫu nhiên).
+ Thiểu niệu, nước tiểu < 500 ml/ 24 giờ.
+ Creatinine / huyết tương > 1.3 mg/dL. + Tiểu cầu < 100,000/mm3.
+ Tăng men gan ALT hay AST (gấp đôi ngưỡng trên giá trị bình thường).
+ Axít uric tăng cao
+ Thai chậm phát triển.
+ Nhức đầu hay nhìn mờ.
+ Đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.
2.2. Sản giật
Sản giật được chẩn đoán khi có cơn co giật xảy ra ở phụ nữ mang thai có triệu
chứng tiền sản giật và khộng có nguyên nhân nào khác để giải thích. Các cơn co
giật trong sản giật thường là toàn thân, có thể xuất hiện trước, trong chuyển dạ hay
30
trong thời kỳ hậu sản. Sản giật có thể dự phòng được bằng cách phát hiện và điệu trị
sớm tiền sản giật
2.2.1. Triệu chứng lâm sàng
Trên cơ sở người bệnh bị tiền sản giật xuất hiện cơn giật 4 giai đoạn:
– Giai đoạn xâm nhiễm .
– Giai đoạn giật cứng
– Giai đoạn giật giãn cách.
– Giai đoạn hôn mê
2.2.2. Cận lâm sàng
+ Tổng phân tích tế bào máu.
+ Acid uric. Bilirubin (toàn phần, gián tiếp, trực tiếp).
+ AST-ALT.
+ Chức năng thận.
+ Đường huyết.
+ Đạm huyết.
+ Protein niệu 24 giờ.
+ Đông máu toàn bộ.
+ Soi đáy mắt (nếu có thể).
Gọi Điện trực tiếp để được Dược sĩ, Bác Sĩ Nhà Thuốc Z159 tư vấn: 0377 963 359