ĐIỀU TRỊ
- Dọa sẩy thai: chƯA có liệu pháp điều trị dọa sẩy thai nào được cho là tối ƯU
– Nằm nghỉ, ăn nhẹ, chế độ ăn tránh gây táo bón. Bổ sung viên sắt, a.folic
– Thuốc giảm co thắt cơ trơn như papaverin 40mg, spasmaverin 40mg x 4 viên
chia 2 lần/ngày…
– Thuốc nội tiết như progesteron 25mg x 2 ống/tiêm bắp/ngày, nếu có bằng
chứng của sự thiếu hụt nội tiết, hay dùng progesteron làm mềm cơ tử cung.
– Kháng sinh: chống nhiễm trùng do hiện tượng ra máu.
– Khâu vòng cổ tử cung cấp cứu: trong trường hợp thai trên 3 tháng dọa sẩy,
nếu đã có hiện tượng biến đổi cổ tử cung, sau khi khống chế nhiễm trùng âm đạo,
cổ tử cung và cơn co tử cung, khâu vòng cổ tử cung cấp cứu
- Đang sẩy thai và đã sẩy thai
– Đang sẩy thai: bọc thai nằm trong âm đạo hoặc trong ống cổ tử cung, gắp
bọc thai bằng kìm quả tim, sau đó nạo lại buồng tử cung để đảm bảo không sót rau.
10
Thuốc co hồi tử cung sau khi nạo (oxytocin 10UI tiêm bắp, hoặc ergometrin 0,2mg
x 1 ống/tiêm bắp). Kháng sinh đề phòng nhiễm khuẩn
– Sẩy thai hoàn toàn: kiểm tra bằng siêu âm thấy buồng tử cung sạch, không
nạo lại. Cho kháng sinh phòng nhiễm khuẩn.
– Sẩy thai không hoàn toàn: tùy khối còn lại trong buồng tử cung và ra máu âm
đạo mà tiến hành hút, nạo lại buồng tử cung hay dùng misoprostol 400mcg ngậm
dưới lưỡi giúp co hồi tử cung và tống nốt tổ chức còn lại. Cho kháng sinh phòng
nhiễm khuẩn.
– Sẩy thai nhiễm khuẩn: kháng sinh liều cao, kết hợp thuốc co hồi tử cung. Sau
6h dùng kháng sinh, nhiệt độ đã giảm, tiến hành hút hay nạo lại buồng tử cung. Chú
ý thủ thuật dễ gây thủng tử cung hơn bình thường. Tư vấn cho người bệnh và người
nhà nguy cơ cắt tử cung nếu tình trạng nhiễm khuẩn không được cải thiện.
– Sẩy thai băng huyết: tích cực hồi sức, truyền dịch, truyền máu (nếu cần
thiết). Hút, nạo lại buồng tử cung lấy hết tổ chức còn sót lại. Dùng thuốc co hồi tử
cung giúp tử cung co tốt. Cho kháng sinh phòng nhiễm khuẩn.
- Sẩy thai liên tiếp
– Tìm nguyên nhân gây sẩy thai liên tiếp
– Điều trị theo nguyên nhân:
+ Hở eo tử cung: khâu vòng cổ tử cung.
+ Thiếu hụt nội tiết: bổ xung nội tiết như progesteron 25mg x 2 ống/tiêm bắp
sâu / ngày, estrogen (progynova 2mg/ngày).
+ Mẹ bị hội chứng kháng phospholipid: dùng thuốc chống đông.
+ Điều trị các bệnh lý toàn thân của mẹ như đái tháo đường, giang mai, viêm
thận hay các bệnh nội tiết như thiểu năng giáp trạng, basedow…
+ Mổ bóc nhân xơ trong u xơ tử cung, mổ cắt vách ngăn tử cung…
+ Rối loạn nhiễm sắc thể: nên tham khảo lời khuyên về di truyền xem người
bệnh có nên có thai lại nữa không.
Gọi Điện trực tiếp để được Dược sĩ, Bác Sĩ Nhà Thuốc Z159 tư vấn: 0377 963 359