Sốt co giật ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

👉Sốt co giật ở trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái. 👉Hiện tượng này thường xuất hiện vào mùa Đông Xuân. Vậy, chẩn đoán và điều trị trẻ sơ sinh bị co giật như thế nào, 👉khi bé sốt co giật phải làm gì?

1. Sốt co giật ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là như thế nào?

👉Sốt co giật ở trẻ sơ sinh là tình trạng các cơn co giật xuất hiện khi trẻ sốt từ 38 độ C trở lên.

👉Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi có nguy cơ sốt cao gây co giật nhiều hơn. Bé trai có tỉ lệ co giật do sốt nhiều hơn bé gái và tình trạng này thường xuất hiện vào mùa Đông Xuân.Nguyên nhân gây sốt co giật ở trẻ sơ sinh là do trẻ bị bệnh cấp tính và gây ra sốt như nhiễm trùng ở đường hô hấp, nhiễm trùng ở tiêu hóa, hoặc nhiễm trùng tiết niệu,…

Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải do nhiễm trùng thần kinh hoặc rối loạn chuyển hóa.

Tìm hiệu thêm:

2. Chẩn đoán Sốt co giật ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

2.1. Phân loại Sốt co giật ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Co giật do sốt đơn thuần: 👉Co giật ở trẻ sơ sinh do sốt đơn thuần không liên quan đến sự bất thường ở hệ thần kinh, với biểu hiện là những cơn giật toàn thể diễn ra dưới 15 phút. Co giật do sốt phức tạp: Sốt co giật phức tạp có biểu hiện là những cơn co giật khởi phát cục bộ diễn ra trên 15 phút.👉Trong vòng 1 giờ sau cơn co giật, hệ thần kinh phục hồi hoàn toàn chức năng.

Tuy nhiên, có thể các cơn giật sẽ tái phát.

2.2. Chẩn đoán lâm sàng Sốt co giật ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Sốt co giật ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán lâm sàng bằng cách thăm khám toàn diện, đặc biệt chú ý đến tiền sử và bệnh sử của trẻ. Trong quá trình thăm khám, cần đánh giá đặc điểm cơn co giật của trẻ, trạng thái co giật khi sốt là các cơn co giật diễn ra và kéo dài trên 30 phút, trẻ không hồi phục ý thức giữa các cơn giật.Ngoài ra, cần đánh giá và tìm kiếm các bằng chứng, dấu hiệu của nhiễm trùng thần kinh trung ương hoặc rối loạn chuyển hóa cấp tính.Chẩn đoán sốt co giật ở trẻ sơ sinh cần phân biệt với các bệnh lý như viêm não, viêm màng não do nhiễm khuẩn, bệnh não cấp, động kinh, hội chứng lỵ, hoặc do sử dụng một số thuốc.

Sốt co giật ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán lâm sàng bằng cách thăm khám toàn diện, đặc biệt chú ý đến tiền sử và bệnh sử của trẻ.

2.3. Chẩn đoán cận lâm sàng Sốt co giật ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Các xét nghiệm chẩn đoán sốt co giật ở trẻ sơ sinh gồm có:Xét nghiệm huyết học.Xét nghiệm sinh hóa máu.Xét nghiệm nước tiểu.Chụp X – quang.Điện não đồ: Được chỉ định với trường hợp sốt co giật phức tạp hoặc sốt cao gây động kinh.Chọc dò tủy sống: Được chỉ định ở trẻ nghi ngờ nhiễm trùng thần kinh hoặc trẻ < 6 tháng tuổi.

3. Điều trị Sốt co giật ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Điều trị sốt co giật ở trẻ sơ sinh bao gồm điều trị trong đợt sốt và điều trị dự phòng ngoài đợt sốt.

3.1. Điều trị trong Sốt co giật ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Điều trị Sốt co giật ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bao gồm:

  1. Hạ sốt – kiểm soát thân nhiệt,
  2. cắt cơn giật (được thực hiện tại cơ sở y tế),
  3. điều trị trạng thái co giật do sốt và điều trị các nguyên nhân gây sốt.

3.1.1. Hạ sốt

Kiểm soát thân nhiệt, điều trị hạ sốt để nhanh chóng lấy lại thân nhiệt cho trẻ khi trẻ sốt trên 38 độ C. Các thuốc hạ sốt được dùng có thể là:

Ibuprofen: 5 – 10mg/kg/lần, 6 – 8 giờ/lần, không vượt quá 40mg/kg/ngày.

Acetaminophen: 10 – 15mg/kg/lần, 4 – 6 giờ/lần, không vượt quá 75mg/kg/ngày.

Paracetamol: 15mg/kg/lần, 4 – 6 giờ/lần (nếu vẫn sốt), không vượt quá 60 mg/kg/ngày, dùng đường uống hoặc đặt đường hậu môn.

Khi dùng thuốc hạ sốt co giật ở trẻ sơ sinh cần lưu ý thuốc không giúp điều trị dự phòng co giật và không ngăn ngừa tái phát co giật.

Thuốc giúp hạ thân nhiệt nhưng không giúp giảm ngay khi nhiệt độ đạt đỉnh.Trong các loại thuốc được dùng, ibuprofen được khuyến cáo nhiều hơn vì tác dụng kéo dài hơn acetaminophen,

đặc biệt cần lưu ý là không được dùng xen kẽ ibuprofen và acetaminophen.

Tuy nhiên, nếu dùng acetaminophen phối hợp với barbiturat có thể giúp làm giảm thân nhiệt nhưng có nguy cơ tái phát cơn giật.

Ngoài ra, hạ sốt co giật ở trẻ sơ sinh có thể kết hợp chườm nước ấm ở các vùng trán, bẹn, nách và nới rộng quần áo cho trẻ.

Khi trẻ sốt trên 38 độ C, kiểm soát thân nhiệt là điều cần làm trước tiên.

3.1.2. Cắt cơn co giật

Điều trị cắt cơn co giật được chỉ định khi trẻ bị co giật liên tiếp và cơn co giật kéo dài trên 5 phút.

Thuốc cắt cơn co giật có thể được lựa chọn là:

  • Diazepam: 0,5mg/kg/lần đường trực tràng hoặc 0,3mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch chậm,
  • Midazolam 0,1mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch chậm.Lorazepam: 0,05 – 0,1mg/kg/lần (không vượt quá 4mg/lần).

Sau 5 phút nếu không cắt cơn giật thì lặp lại Diazepam đường trực tràng.

Fosphenytoin: 15 – 20mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch được dùng nếu sau khi lặp lại 2 liều Diazepam nhưng không cắt được cơn giật.

Điều trị sốt co giật ở trẻ sơ sinh, nếu sau 5 phút vẫn chưa cắt được cơn giật thì lặp lại Diazepam 0,1 – 0,3mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch (không vượt quá 10mg/lần).

Nếu vẫn không cắt được cơn giật thì chuyển sang đơn vị hồi sức để đặt nộ

3.1.3. Điều trị trạng thái co giật do sốt và điều trị các nguyên nhân gây sốt

Điều trị trạng thái co giật do sốt cần lưu ý, trong một số trường hợp, để trẻ không cắn vào lưỡi, có thể đặt một vật mềm giữa 2 hàm răng hoặc dùng dụng cụ đè lưỡi.Sốt co giật ở trẻ sơ sinh nếu sốt cao gây động kinh thì được xử trí như động kinh.

Điều trị động kinh trong đợt sốt có thể dùng Depakine 20mg/kg/2 lần/ngày hoặc Gardenal 5mg/kg/ngày. Bên cạnh đó, xác định nguyên nhân gây sốt ở trẻ để chỉ định điều trị phù hợp.

Sốt co giật ở trẻ sơ sinh nếu sốt cao gây động kinh thì được xử trí như động kinh.

3.2. Điều trị dự phòng ngoài đợt sốt co giật ở trẻ sơ sinh

Ngoài đợt sốt co giật ở trẻ sơ sinh chú ý:

Kiểm soát thân nhiệt của trẻ, đặc biệt khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Với những trẻ thường xuyên tái phát co giật hoặc có nguy cơ bị co giật cần cân nhắc sử dụng thuốc an thần, thuốc kháng động kinh. Cha mẹ cần được tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị, đồng thời hẹn lịch tái khám định kỳ cho trẻ.

4. Bé sốt co giật phải làm gì?

Nếu sốt co giật ở trẻ sơ sinh xảy ra ở nhà, cha mẹ có thể chú ý những hướng dẫn chăm sóc tại nhà như sau:

Đặt trẻ nằm nghiêng về một bên, đảm bảo an toàn cho trẻ khi nằm, nới lỏng quần áo cho trẻ, tránh tình trạng kích thích.Tránh không cho vào miệng trẻ bất kỳ vật gì dù cứng hoặc mềm.

Chú ý thời gian xảy ra cơn co giật của trẻ cũng như đặc điểm co giật để thông tin cho bác sĩ.

Nếu sốt co giật ở trẻ sơ sinh kéo dài đến 5 phút thì ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời hoặc dùng thuốc cắt cơn giật như đã hướng dẫn (Diazepam đường trực tràng hoặc Midazolam xịt mũi,…) Khi trẻ sốt từ 38 độ C trở lên, cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, sau đó đưa trẻ đi khám.

Nếu có chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc dự phòng co giật thì có thể sử dụng.

Chẩn đoán sốt co giật ở trẻ sơ sinh cần chú ý phân biệt với các bệnh viêm não, viêm màng não và các hội chứng rối loạn chuyển hóa cấp tính gây ra sốt. Điều trị co giật do sốt cao bao gồm hạ sốt, cắt cơn giật và điều trị trạng thái, nguyên nhân gây sốt.

Tìm hiệu thêm:

Giảm giá sỉ khi mua trên 5SP bất kỳ
Bấm Gọi đặt hàng
Giảm giá sỉ khi mua trên 5SP bất kỳ
Bấm Gọi đặt hàng
Giảm giá sỉ khi mua trên 5SP bất kỳ
Bấm Gọi đặt hàng
Giảm giá sỉ khi mua trên 5SP bất kỳ
Bấm Gọi đặt hàng
Giảm giá sỉ khi mua trên 5SP bất kỳ
Bấm Gọi đặt hàng
Giảm giá sỉ khi mua trên 5SP bất kỳ
Bấm Gọi đặt hàng
Gọi Điện trực tiếp để được Dược sĩ, Bác Sĩ Nhà Thuốc Z159 tư vấn: 0377 963 359

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

btn-dangkyhocthu

0377 963 359

0379.653.075

hotline nhathuocz159