Triệu chứng ốm nghén bà bầu không thể thiếu khi mang thai. Nếu nắm được những cách giảm triệu chứng nghén sau đây, thai phụ hoàn toàn có thể kiểm soát những cơn buồn nôn của triệu chứng ốm nghén.
Trong thực tế, có đến 80% phụ nữ mang thai trải qua quá trình ốm nghén. Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ nữ may mắn mang thai suôn sẻ mà chẳng hề có triệu chứng ốm nghén bà bầu.
Ốm nghén bà bầu là như thế nào?
Ốm nghén là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện ở thời kỳ đầu của quá trình mang thai. Đây là một dấu hiệu mang thai sớm do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể gây ra hiện tượng buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt liên tục khi đứng lên ngồi xuống.
Sở dĩ, phụ nữ bị buồn nôn khi mang thai là do sự gia tăng hàm lượng hormone estrogen, dẫn đến sự nhạy cảm quá mức của mẹ bầu với các mùi, gây nên tình trạng buồn nôn, nôn.
Khi mới mang thai, nhiều phụ nữ thường bị buồn nôn vào buổi sáng. Thông thường, tình trạng này là vô hại. Buồn nôn vào buổi sáng có thể gây khó chịu nhưng triệu chứng này thường biến mất khi chị em mang thai khoảng 12 tuần.
Tuy nhiên, nếu ốm nghén nặng là một triệu chứng cực kỳ nguy hiểm. Tình trạng này thường gây ra hiện tượng nôn nặng vào buổi sáng trong suốt thời gian mang thai.
Có thai bao lâu thì bị ốm nghén?
Ốm nghén bà bầu là biểu hiện thường gặp từ khi thai nhi phát triển được 4 tuần tuổi. Ốm nghén thường xảy ra ngay sau khi chị em thấy mình ngừng bị hành kinh vào tháng kế tiếp. Các bác sĩ cho rằng chính hormone thai là nguyên nhân gây nên hiện tượng thai nghén.
Hormone này xâm nhập vào khắp các bộ phận cơ thể để chuẩn bị tiếp nhận một cơ thể mới bên trong bụng mẹ. Cơ thể mẹ bầu sẽ phản ứng lại hormone này bằng cách gây ra hiện tượng bồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, chóng mặt, sợ mùi thức ăn….
Tình trạng này sẽ chấm dứt khi các cơ quan của thai nhi đã phát triển tương đối hoàn chỉnh.
Nhìn chung, ốm nghén khi mang thai xảy ra phổ biến từ tuần thai thứ 4 – 6 của thai kỳ và nặng nề nhất ở khoảng tuần thứ 8 – 9. Đối với hầu hết các mẹ bầu, triệu chứng này sẽ thuyên giảm và biến mất hoàn toàn ở tuần thứ 12 – 14.
Làm thế nào để giảm triệu chứng nghén của bà bầu?
Ốm nghén tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho mẹ bầu Vì thế, để hạn chế tình trạng nghén khi mang thai, các mẹ bầu có thể thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:
1. Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và thư giãn càng nhiều càng tốt
Stress và mệt mỏi có thể khiến tình trạng ốm nghén trở nên tồi tệ hơn. Do đó, nếu có thể bạn nên tạm thời nghỉ việc một thời gian ngắn để không làm tình trạng tồi tệ thêm.
2. Uống nước thường xuyên để tránh mất nước
Các mẹ bầu nên uống nước từng ngụm nhỏ và thường xuyên. Việc này có thể giúp ngăn ngừa nôn hơn là uống một lượng nước lớn cùng một lúc. Hãy thử uống nước giữa các bữa ăn.
3. Tránh các đồ uống lạnh, chua hay ngọt
Những đồ uống lạnh, chua, ngọt thường không tốt cho hệ tiêu hóa.
4. Chia nhỏ các bữa ăn và hạn chế để dạ dày trống
Điều này sẽ tránh được cảm giác buồn nôn hơn. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cần giữ lượng đường trong máu không xuống quá thấp bằng cách ăn một lượng nhỏ thức ăn ít đường, thực phẩm giàu chất xơ hay chứa nhiều carbohydrat và ít béo như bánh mì, cơm hoặc mì ống.
5. Ưu tiên cho các loại thực phẩm ngọt, cay hoặc béo
Vì các loại thực phẩm này tốt hơn so với các loại thực phẩm ngọt, cay hoặc béo. Hãy ưu tiên dùng một số loại thực phẩm có hàm lượng protein cao như thịt, trứng, các loại hạt hoặc các sản phẩm từ sữa như bánh quy giòn.
6. Gừng được xem là một trong những phương pháp giúp giảm buồn nôn
Mỗi sáng thức dậy, mẹ hãy bắt đầu bằng một cốc trà gừng, hoặc ăn một miếng bánh quy gừng.
Uống trà gừng vào mỗi sáng có thể giúp phụ nữ mang thai giảm triệu chứng ốm nghén
7. Bấm huyệt
Bấm huyệt là cách có thể làm giảm buồn nôn và ói mửa.
8. Chọn gối và tư thế ngủ
Chọn gối khi ngủ hay tư thế khi nằm cũng rất quan trọng để giúp mẹ vượt qua các cơn ốm nghén. Mẹ nên chọn các loại gối mềm mại, có điểm tựa để khi mệt mỏi, mất sức mẹ có thể dựa vào một cách thoải mái. Khi ngủ, mẹ nên nằm nghiêng về bên trái để máu lưu thông một cách tốt nhất.
Đối với những bà bầu bị ốm nghén nặng, không ăn uống gì được thì tốt nhất nên đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi.
Có nên dùng thuốc điều trị ốm nghén bà bầu?
Đối với hầu hết phụ nữ mang thai, dùng thuốc là lựa chọn cuối cùng để giảm các cơn ốm nghén. Bởi việc dùng thuốc có thể gây tác động xấu đến thai nhi.
Nếu như việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và các liệu pháp hỗ trợ khác không có tác dụng thì mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thuốc an toàn và hiệu quả đối với các trường hợp bệnh khi mang thai.
Những loại thuốc này thường sẽ ngưng sử dụng khi chị em mang thai từ tuần 12 – 16 của thai kỳ, khi các triệu chứng ốm nghén đã giảm.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ để điều trị chứng ốm nghén?
Khi các triệu chứng ốm nghén ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, chị em nên đi khám để được điều trị ngay. Hầu hết bác sĩ chỉ định điều trị những trường hợp nôn mửa dữ dội, không kiểm soát vì điều này ảnh hưởng đến những biến chứng trong thời kỳ mang thai nếu không được điều trị tận gốc.
Nôn quá mức được gọi là chứng nôn nghén, có thể khiến thai phụ bị mất nước và cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng mà cơ thể đang cần. Tuy nhiên, nếu điều trị kịp thời, chị em hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này nhanh chóng.
Nếu lần mang thai trước, chị em mắc chứng nôn nghén và bây giờ đang có kế hoạch mang thai thì cũng nên đến gặp bác sĩ để điều trị sớm. Việc này có thể giúp chị em ngăn ngừa chứng bệnh này tái phát hoặc giảm bớt các triệu chứng nghén nặng.
Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng rằng chị em biết được một số thông tin hữu ích về triệu chứng ốm nghén bà bầu.
10 loại thực phẩm tốt dành cho bà bầu trong suốt thai kỳ