VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU KIÊNG QUAN HỆ BAO LÂU?
Nếu bạn đã được chẩn đoán bị viêm đường tiết niệu, đang trong quá trình điều trị bằng thuốc, bạn cần phải đợi cho uống hết thuốc rồi tái khám theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra xem vi khuẩn đã bị loại bỏ hết chưa, khi đó mới có thể quan hệ tình dục trở lại.
Sau lần kiểm tra cuối cùng và vi khuẩn bị loại bỏ hoàn toàn thì bạn cũng nên đợi 7 ngày sau khi uống hết thuốc mới nên quan hệ bình thường trở lại.
Vì viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở hệ tiết niệu, là tình trạng viêm thận, viêm bể thận, viêm bàng quang hoặc viêm niệu đạo ở nam giới và chủ yếu do vi khuẩn gây ra.
Bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu thường phải tránh quan hệ tình dục, vì quan hệ có thể làm cho viêm nhiễm lây lan sang phía bạn tình.
Hơn nữa, đối với người bị viêm cũng không hề có lợi, vì tác nhân gây viêm trong quá trình hoạt động tình dục sẽ lây lan lên các bộ phận của hệ sinh sản, làm cho viêm nhiễm lan rộng và nguy hiểm nặng hơn.
VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU UỐNG GÌ ĐỂ KHỎI NHANH?
Điều trị viêm đường tiết niệu cần phải dùng đến kháng sinh đặc trị.
Bạn đã và đang trong giai đoạn điều trị bằng thuốc kháng sinh trong 7 ngày, uống thuốc được 2 ngày, các triệu chứng bệnh có đỡ chứng tỏ thuốc có hiệu quả. Bạn cần tiếp tục dùng hết thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Đây là điều kiện tiên quyết nếu muốn khỏi bệnh. Một số người dừng thuốc nửa chừng khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm hoặc hết hẳn. Tuy nhiên, do vi khuẩn vẫn chưa hết nên chúng có thể tái phát triển trở lại và khiến viêm nhiễm nặng hơn.
Viêm đường tiết niệu nên uống gì để nhanh khỏi thì ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên uống bổ sung các loại nước mát, nước trái cây… giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, hạn chế sự viêm nhiễm là:
- Tăng cường uống nhiều nước: Uống ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, nước canh, nước trái cây… nước có tác dụng thanh lọc đường tiểu, đẩy rất nhiều vi khuẩn ra ngoài.
- Uống các nước trái cây, sinh tố giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, ổi, sữa chua, nước dừa… có tác dụng làm tăng axit trong nước tiểu, hạn chế lượng vi khuẩn có hại trong hệ thống đường tiết niệu.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin E như bơ, lạc, vừng, dầu oliu, dầu dừa… giúp hỗ trợ và điều trị viêm nhiễm, thúc đẩy quá trình điều trị nhanh khỏi.
- Uống các loại trà thảo dược như trà gừng, bạc hà… giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại trong cơ thể, cũng có tác dụng tích cực trong việc điều trị viêm ở đường tiết niệu.
Lưu ý: Bên cạnh việc bổ sung các đồ uống nhanh khỏi, người bệnh cần hạn chế các loại thức uống đẩy nhanh quá trình phát triển của viêm nhiễm và làm chậm quá trình điều trị bệnh là bia, rượu, đồ uống có gas, đồ uống có cồn, socola, cà phê,…
Gọi Điện trực tiếp để được Dược sĩ, Bác Sĩ Nhà Thuốc Z159 tư vấn: 0377 963 359