⚡️Những lý do thiếu sắt thường gặp
– Mất máu cấp tính (do bị thương) hay kéo dài (do rong kinh, bị giun móc, trĩ).
– Rối loạn tiêu hoá dẫn đến hấp thu sắt kém.
– Có thai, nhu cầu sắt tăng cao nhưng ăn không đủ lượng thức ăn chứa sắt cần thiết.
– Trẻ em trong năm đầu cần nhiều sắt. Cho ăn không đúng cách sẽ bị thiếu sắt.
⚡️Nhu cầu sắt hàng ngày:
- Nam 1mg, nữ 1,6 – 2mg.
- Trẻ mới sinh đã có một lượng sắt dự trữ khoảng 0,25g.
- Ở trẻ sinh non, sinh già tháng, suy dinh dưỡng bào thai, lượng sắt dự trữ còn ít hơn, chỉ khoảng 0,15g.
- Từ khi mang thai cho đến khi nuôi con bú đến 6 tháng tuổi, bà mẹ phải mất đi khoảng 955mg sắt (bao gồm: cho thai 450mg, ở nhau thai 150mg và mất máu khi sinh 175mg và tiết vào sữa cho con 180mg).
- Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi, thanh thiếu niên từ 14 -18 tuổi, người mang thai cần một lượng sắt nhiều hơn.
- Thiếu sắt thường xảy ra trẻ em và người mang thai.
- Theo các số liệu nghiên cứu có 40 – 50% phụ nữ mang thai bị thiếu sắt (thay đổi theo vùng).
⚡️Thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu nhược sắc.
- Người lớn thì kém minh mẫn, dễ mệt, hay quên, hay chóng mặt, ù tai, năng suất lao động giảm, trẻ em thì hay quấy khóc, vật vã, chán ăn ngủ ít, giảm trí nhớ.
- Riêng người có thai thiếu sắt sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
- Ngoài ra, thiếu máu do thiếu sắt còn làm giảm trương lực cơ, bắp thịt nhão, chậm biết ngồi, biết đi.
- Thiếu máu còn làm tim đập nhanh hơn (để đáp ứng nhu cầu cung cấp ôxy cho các cơ quan tổ chức), nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim
Bổ sung sắt đúng cách như thế nào ?
– Ăn những loại thức ăn bổ sung sắt như:
- Thịt bò, cua , men bia khô, gan bò, đậu xanh vừng, cần tây, cần ta, rau ngót, củ cải…
- Tuy nhiên các thức ăn quá giàu phospho sẽ gây kết tủa sắt làm giảm sự hấp thu sắt.
- Vitamin C (và một số vitamin nhóm B như B6) giúp sự hấp thu sắt và tổng hợp huyết cầu tố.
– Ngoài thức ăn thông thường còn có thể bổ sung sắt bằng thực phẩm chức năng:
+ Sắt dạng viên uống: dễ uống, khó hấp thu hơn so với sắt dạng nước và cũng dễ gây táo bón
+ Sắt dạng nước: khó uống, hấp thu dễ, ít gây táo bón
===> Nano Fero