Vitamin B2 – Riboflavin là gì?
Vitamin B2 là loại vitamin tan trong nước, thuộc nhóm vitamin B và được tìm thấy trong tất cả các tế bào sống. Tên đầy đủ của vitamin B2 là vitamin G.Lactoflavin và được biết đến với tên gọi quốc tế là Riboflavin.
Hàm lượng vitamin B2 trong động vật cao hơn hàm lượng vitamin B2 trong thực vật.
Cơ thể chúng ta hấp thụ vitamin B2 chủ yếu ở tá tràng và khi vào cơ thể thì nó biến đổi thành 2 loại coenzym là FAD (Flavin Adenine Dinucleotid) và FMN (Flavin Mononucleotid) giúp cho mô được hô hấp. Coenzym FMN còn hỗ trợ hoạt động cho hệ thống vận chuyển điện tử diễn ra trong cơ thể.
Ngoài ra, một lượng nhỏ B2 còn được tồn trữ ở bộ phận khác như tim, gan, thận và lách dưới dạng coenzym.
Vitamin B2 được đào thải chủ yếu qua nước tiểu (góp phần làm cho nước tiểu có màu vàng) và một phần nhỏ được thải qua phân.
Công dụng của Vitamin B2
Vì được hấp thụ ở nhiều bộ phận khác nhau nên vitamin B2 có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Chẳng hạn:
- Trở thành thành phần quan trọng của các men Oxidase.
- Xây dựng tế bào hồng cầu.
- Tham gia trực tiếp vào sự hô hấp tế bào (gọi là phản ứng oxy hóa hoàn nguyên).
- Ức chế các phản ứng hô hấp chuyển hoá của tế bào.
- Góp phần chuyển hóa đường, chất đạm và chất béo thành năng lượng để cung cấp cho tế bào hoạt động.
- Ảnh hưởng đến việc hấp thụ, tồn trữ và sử dụng chất sắt trong cơ thể (có vai trò quan trọng để phòng chống bệnh thiếu máu).
Có thể nói rằng, khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin B2 dễ làm ảnh hưởng đến sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác trong cơ thể, vì vitamin B2 có liên quan đến quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng (như đường, chất béo và chất đạm chẳng hạn). Sự thiếu hụt vitamin B2 còn dẫn đến tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng đến hoạt động của những bộ phận khác trong cơ thể.
3. Dấu hiệu khi cơ thể bị thiếu vitamin B2
Do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc do cơ thể hấp thụ kém vitamin B2, mà xuất hiện một số dấu hiệu cơ bản liên quan đến sự thiếu hụt của vitamin B2 như sau:
- Toàn thân cơ thể mệt mỏi, giảm năng xuất làm việc.
- Vết thương lâu lành.
- Rối loạn chức năng đường ruột, cảm giác ăn không tiêu.
- Phát ban, ngứa toàn thân, bong vảy,….
- Viêm mép (nứt, loét), viêm lưỡi (xuất hiện lưỡi hình bản đồ, màu tím hoặc đỏ), phù ở niêm mạc môi hoặc teo niêm mạc môi.
- Viêm da tăng tiết bã nhờ.
- Suy gan, viêm gan cấp.
- Chậm phát triển ở trẻ em.
Ngoài ra, còn xuất hiện các triệu chứng bất thường liên quan đến mắt như sợ ánh nắng, chảy nước mắt, ngứa, viêm bờ mi, sung huyết mắt, viêm kết mạch chấm nông, viêm kết mạc kết tụ quanh rìa, quáng gà, chảy máy võng mạc,…
Lưu ý khi bổ sung vitamin B2
Ngoài việc sử dụng thực phẩm, bạn có thể dùng sản phẩm khác để thay thế nhằm bổ sung hàm lượng vitamin B2 cho cơ thể. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin B2 còn tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi. Chẳng hạn, với:
- Trẻ sơ sinh đến 6 tháng: chỉ nên cung cấp vitamin B2 vào khoảng 0,4mg mỗi ngày.
- Trẻ nhỏ từ 6 – 12 tháng: cung cấp vitamin B2 vào khoảng 0,5mg mỗi ngày.
- Trẻ từ 4 – 6 tuổi: cung cấp vitamin B2 vào khoảng 1,1mg mỗi ngày.
- Thanh thiếu niên từ 15 – 18 tuổi: nên cung cấp vitamin B2 vào khoảng 1,8mg mỗi ngày.
- Ở độ tuổi từ 51 trở đi: lượng vitamin B2 chỉ nên hấp thụ là 1,2mg mỗi ngày.
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai: cần 1,4mg vitamin B2 mỗi ngày. Và sau khi sinh và trong giai đoạn cho con bú thì cần 1,6mg vitamin B2 mỗi ngày.
Xem thêm:
- Vitamin B1 (lọ 100 viên)
- Vitamin 9B – hộp
- Vitamin A-D
- Vitamin D3 K2 MK7 Kismom D3 có tốt không? Phù hợp với các trẻ có đặc điểm nào?
- Vitamin B1 (2000 viên)
- Vitamin C TW3 – Điều trị bệnh thiếu vitamin C
- Vitamin B6 (lọ 100 viên)
Khách –
cũng được