1. CHỈ ĐỊNH
–
2. THÀNH PHẦN
Sắt (Polysaccharide Iron):…150 mg
Acid Folic:……………………….1 mg
Vitamin B12:…………………25 mcg
Tá dược vừa đủ:………….. 1 viên
3. LIỀU DÙNG & CÁCH DÙNG
– Các trường hợp thiếu máu: 1-2 viên/ngày
– Người mang thai và cho con bú: Dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc, liều thông thường: uống 1 viên/ngày trong suốt thời kỳ mang thai đến hết 1 tháng sau sinh
– Trẻ em dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc
4. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
– Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
– Người bệnh có cơ địa dị ứng (hen, eczema) u ác tính
– Cơ thể thừa sắt: Bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin và thiếu máu tan máu
– Hẹp thực quản, túi cùng đường tiêu hóa.
– Trẻ em dưới 6 tuổi
5. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
Nói chung thuốc được dung nạp tốt. Đôi khi có thể gây ra triệu chứng: phân đen; hiếm gặp: ngứa, nổi ban, mày đay, sốt.
Thông báo cho thầy thuốc những tác dụng không mong muốn gặp phải trong khi dùng thuốc
6. TƯƠNG TÁC THUỐC
– Sulfasalazin làm giảm hấp thu acid folic
– Các thuốc tránh thai dùng đường uống làm giảm chuyển hóa của folat, gây giảm folat và vitamin B12 ở một mức độ nhất định
– Nếu dùng acid folic để bổ sung thiếu folat có thể do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm
– Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic
– Uống đồng thời với các thuốc kháng acid hoặc với nước chè, sữa có thể làm giảm hấp thu sắt
– Sắt có thể làm giảm hấp thu các thuốc nhóm cyclin (tetracyclin, doxycyclin), levodopa, methyldopa, thuốc kháng sinh nhóm quinolon, hormon tuyến giáp và các muối kẽm
7. PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ: Dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc
– Thời kỳ mang thai: việc bổ sung acid folic và sắt rất quan trọng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi, làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi và tình trạng thiếu máu do thiếu sắt của người mẹ
– Thời kỳ cho con bú: acid folic được khuyến cáo bổ sung đến hết 1 tháng sau khi sinh
8. THẬN TRỌNG
– Người cao tuổi: dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ
– Người loét dạ dày, viêm loét ruột kết mạn, viêm ruột hồi
– Không dùng đồng thời với các thuốc có chứa sắt khác.
9. QÚA LIỀU VÀ XỬ TRÍ
– Những triệu chứng quá liều có thể là: đau bụng dưới, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, phân đen, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, tăng đường huyết, mất nước, mệt mỏi, buồn ngủ, da xanh tái, co giật, sốc và hôn mê
– Xử trí: nên ngừng thuốc. Trong trường hợp ỉa chảy nặng cần truyền dịch, điện giải, bổ sung protein và điều trị bằng thuốc. Nếu co giật: dùng thuốc chống co giật.
Khách –
cảm ơn tư vấm